Scroll to Top

Khám phá ý nghĩa và nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới

thoitrang3s.com– Nhẫn cưới tượng trưng cho sự gắn kết với nhau trọn đời, là minh chứng cho tình cảm, tình yêu lứa đôi. Khi đôi nam nữ tiến đến hôn nhân thì chúng ta thường thấy nhẫn cưới xuất hiện trong đám cưới.

Nguồn gốc xuất xứ của nhẫn cưới

Chúng ta không biết rõ và chính xác  ra đời từ khi nào. Người Ai Cập cổ đại dùng các chiếc vòng tròn để làm biểu tượng cho tình yêu và sự gắn kết lứa đôi. Vòng tròn là một vòng có chung điểm đầu và điểm cuối, dù có đi đến đâu, về đâu thì cũng sẽ gặp nhau, vòng tròn ấy gọi là vòng tròn hạnh phúc của tình yêu. Nhẫn cưới thời xa xưa không bằng vàng, bạc mà làm từ các vật liệu như gỗ, cỏ, cây, xương, ngà… Khi ấy người nam không đeo nhẫn cưới mà chỉ có người phụ nữ đeo trong lễ kết hôn.

Khi thế chiến thứ 2 nổ ra, người đàn ông lên đường nhập ngũ, chinh chiến ngoài sa trường trong một thời gian rất dài, họ đã bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới để nhớ người vợ của mình. Hành động đó rất thiêng liêng và tràn đầy tình thương bao la, họ là những người có trách nhiệm. Từ đó nhẫn cưới được cô dâu và chú rể cùng trao cho nhau, nó tồn tại cho đến ngày nay.
Nhẫn cưới theo thời gian được sản xuất bằng các chất liệu quý hơn, có giá trị hơn như vàng, bạc, kim cương, đồng… người ta còn làm thành nhiều kiểu, nhiều màu sắc khác nhau, có loại còn đính cả đá quý, ngọc quý… Nhưng có một chi tiết đó là hai chiếc nhẫn cưới phải giống nhau hoàn toàn về kiểu dáng.

Ý nghĩa nhẫn cưới

Khám phá ý nghĩa và nguồn gốc của chiếc nhẫn cưới

Từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước, nhẫn  đã xuất hiện như một chứng nhân tình yêu không thể thiếu giữa các đôi vợ chồng. Đồng thời, nghi thức trao nhẫn sẽ như lời chứng giám cho sự gắn kết giữa hai cá thể, không có điểm dừng và luôn trọn vẹn.

Ngày nay, ý nghĩa nhẫn cưới lại là sự khởi đầu cho đời sống hôn nhân lâu dài bao gồm cả những ràng buộc về mặt pháp lý và xã hội. Với hình dáng tròn trịa, đây cũng là biểu tượng cho ngưỡng cửa hôn nhân mà hai bạn sẽ cùng nhau bước qua để trải nghiệm một giai đoạn mới trong cuộc đời.

Sự khác biệt giữa các loại nhẫn

  • Chiếc nhẫn đính hôn:

Nhẫn đính hôn được chàng trai tặng cho cô gái khi ngỏ ý muốn gắn gó cả cuộc đời với nhau. Người con gái đồng ý đeo nhẫn do chàng trai tặng nghĩa là chấp thuận. Nhẫn đính hôn theo đó thể hiện sự gắn kết, tin tưởng và quyết tâm gắn bó cùng nhau. Thiết kế dành cho nhẫn đính hôn thường có một viên kim cương hoặc hạt đá gắn ở chính giữa bề mặt thể hiện sự duy nhất, độc tôn trong tình yêu, tồn tại vĩnh hằng.

  • Chiếc nhẫn cưới:

Sự khác biệt lớn nhất giữa nhẫn cưới và nhẫn đính hôn đó chính là số lượng. Nếu như nhẫn đính hôn chỉ có duy nhất một chiếc dành cho nữ thì nhẫn cưới buộc phải có cả đôi dành chon am và nữ. Bên cạnh ý nghĩa gắn bó trọn đời, nhẫn cưới còn thể hiện sự thủy chung, sắt son. Mỗi khi nhìn vào nhẫn cưới, vợ chồng sẽ cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, nắm tay nhau vượt qua mọi khó khăn, thử thách cuộc đời, xây dựng về mái ấm hạnh phúc.

  • Chiếc nhẫn vĩnh cửu:

Đây là chiếc nhẫn rất ít được biết đến tại Việt Nam. Ở nước ngoài, nhẫn vĩnh cửu được người chồng tặng vợ mình sau thời gian chung sống vào dịp kỷ niệm đặc biệt nào đó như ngày cưới chẳng hạn. Nhẫn vĩnh cửu thông thường sẽ được gắn thêm đá quý hay kim cương ở xung quanh để không gì có thể chia cắt tình cảm vợ chồng.

Quan niệm về đeo nhẫn

Quan niệm về đeo nhẫn cưới trên thế giới có sự khác nhau. Song chủ yếu, các cặp đôi hiện đại ngày nay đều chọn ngón áp út bàn tay trái để đeo nhẫn cưới với sự tiện dụng nhất trong các hoạt động thường nhật.

Đeo nhẫn cưới ngón tay áp út bàn tay trái theo người La Mã nơi đó có một tĩnh mạch liên kết cùng với nhịp đập trái tim nên để chung sống với người bạn đời trọn vẹn mãi mãi thì nhẫn cưới đeo ở đó là tốt nhất. Trong khi đó, người Trung Quốc ở phương Đông cho rằng mỗi ngón tay sẽ tượng trưng cho những đối tượng khác nhau và ngón áp út là nơi để thể hiện tình yêu dành cho người bạn đời.

Nhẫn cưới là tín vật tình yêu, là thứ trang sức mà mỗi người khi nhìn vào sẽ có thể vượt qua mọi gian khó, cùng người bạn đời đi đến cuối cuộc đời nên dù đeo nhẫn cưới ở ngón tay nào thì ý nghĩa thiêng liêng của nó cũng không bao giờ thay đổi.

Tagged as:
Tags: Ket qua ngoai hang anh | XSMB | SXMN